Các căn cứ xác lập quyền sở hữu bất động sản
Tại Việt Nam, trừ đất đai thì các cá nhân, tổ chức có thể xác lập tư cách chủ sở
hữu đối với các bất động sản thông qua:
- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp
- Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Thu hoa lợi, lợi tức (hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại; lợi
tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản)
- Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn l n, chế biến
- Được thừa kế tài sản
- Chiếm hữu bất động sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên
tục, công khai trong thời hạn 30 năm thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ
thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu
Nhà nước (Điều 247 BLDS 2005)
Đối với đất đai, quyền sở hữu thuộc về toàn dân, do Nhà nước thống nhất
quản lý. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác chỉ được quyền sử dụng
đất được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử
dụng đất.
0 Response to " Các căn cứ xác lập quyền sở hữu bất động sản"
Post a Comment