Bát quái, cửu cung, tam tài là gì?
BÁT QUÁI (văn hóa Phục Hy) = Tám vùng không gian quanh 1 tọa độ địa lý)
Xét 1 điểm bất kỳ trên bề mặt trái đất như điểm gốc O trong hệ thống tọa độ Descartes.
Định hướng điểm này ta có bốn phương chính (trước, sau, trái, phải) và 4 phương phụ (4 vùng góc ở giữa từng cặp phương chính).
Hai hướng không nói đến, dù vẫn tồn tại, là cặp lên / xuống biểu thị bằng cao trình / cao độ (khoa Phong thủy định nghĩa “cao một tấc là SƠN, thấp một tấc là THỦY).
Điểm O trên bề mặt trái đất này không hề tĩnh tại (static), đứng yên, mà luôn luôn động đích (dynamic) chuyển động không ngừng nghỉ theo quỹ đạo của Trái đất trong hệ thống mặt trời, ngân hà và tất cả các thiên hà trong vũ trụ.
Có thể nói có bao nhiêu điểm O thì có bấy nhiêu hệ thống. Và mỗi công trình kiến trúc đều là một trung tâm, hoặc một cái rốn của thế giới.
Khổng Tử ngộ đạo Dịch khi ngồi ngắm dòng sông nước chảy liên miên, bất tuyệt. Dòng chảy này vận động theo quy luật của Đạo, có nhịp điệu thời gian, có quỹ đạo không gian, có thể học biết được, kiểm soát được, nghĩa là có khả năng giúp ích cho cuộc cư trú con người thông qua trình tự kiến trúc thông thường, tức khảo sát, thiết kế, thi công.
CỬU CUNG (văn hóa Đại Vũ) = chín vùng không gian địa lý
Là hình thái biểu hiện khác của Bát Quái, trong đó điểm gốc O chiếm một khối tích không gian bằng với 8 vùng không gian Bát quái chung quanh.
Mô hình LẠC THƯ này khi áp dụng, trong tổ chức lãnh thổ và hành chánh quốc gia gọi là Cửu Châu, trong tổ chức sản xuất nông nghiệp là Cửu Điền (phép Tĩnh điền).
Trong kiến trúc (Dương trạch) vùng không gian trung tâm là ngôi nhà trong thửa đất, là ngôi đình trong làng quê, là kinh thành trong đô thị.
TAM TÀI = Ba lớp không gian vây bọc quanh một cái lõi
Mỗi Quái trong Bát quái (gọi là quẻ đơn, hay đơn quái) đều gồm 3 hào đặt tên là 1, 2, 3 vừa biểu thị trình tự diễn biến của sự vật (quá khứ – hiện tại – tương lai) về mặt thời gian, vừa biểu thị tương quan giữa các sự vật (thấp – vừa – cao, trong – giữa – ngoài. Trước – giữa – sau, trái – giữa – phải, trên – giữa – dưới…) về mặt không gian.
Trong đô thị là kết cấu thành quách tam trùng, tức 3 lớp không gian tính từ trong ra ngoài gồm: Cấm thành (tượng cho NGƯỜI), Hoàng thành (tượng cho ĐẤT), và Kinh thành (tượng cho TRỜI).
0 Response to "Bát quái, cửu cung, tam tài là gì?"
Post a Comment